Hướng dẫn dành cho người đang sử dụng thuốc Disvir 400

11/07/2023

TỜ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC

DISVIR 400

Rx Thuốc bán theo đơn

Để xa tầm tay của trẻ em

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƯỜI BỆNH

THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG CỦA THUỐC

Aciclovir......................400 mg

Tá dược vừa đủ......................1 viên

(Cellulose vi tinh thể 101, tinh bột biến tính, magnesi stearat, silic dioxyd keo, hypromellose 606, polyethylen glycol 6000, talc, titan dioxyd).

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Viên nén dài, bao phim màu trắng, hai mặt khum, một mặt trơn, một mặt có vạch ngang, cạnh và thành viên lành lặn.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 3 vỉ x 10 viên.

THUỐC DÙNG CHO BỆNH GÌ

Nhiễm virus Herpes simplex (HSV) ở da và niêm mạc kể cả bộ phận sinh dục (trừ trường hợp nhiễm HSV ở trẻ sơ sinh và nhiễm HSV nặng ở trẻ em suy giảm miễn dịch).

Ngăn chặn nhiễm HSV tái phát ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Dự phòng nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Thủy đậu và nhiễm herpes zoster.

NÊN DÙNG THUỐC NÀY NHƯ THẾ NÀO VÀ LIỀU LƯỢNG

Cách dùng

Luôn uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

Dùng đường uống, nuốt viên thuốc với khoảng 50 ml nước. Không nên nhai, ngậm hay nghiền viên thuốc. Điều trị bằng aciclovir phải được bắt đầu càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Viên DISVIR 400 có khắc vạch, có thể bẻ đôi để chia liều.                        

Liều lượng

Người lớn

Điều trị nhiễm HSV

Liều thông thường là 200 mg/lần × 5 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 4 giờ. thời gian điều trị khoảng 5 ngày hoặc kéo dài hơn tùy theo tình trạng bệnh.

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng hoặc hấp thu kém có thể gấp đôi liều lên 400 mg/lần × 5 lần/ngày.

Ngăn chặn nhiễm HSV tái phát ở người suy giảm miễn dịch

Liều thông thường là 200 mg/lần × 4 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 6 giờ hoặc liều 400 mg/lần × 2 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 12 giờ.

Liều khởi đầu thấp hơn là 200 mg/lần × 2-3 lần/ngày cũng có hiệu quả kháng virus.

Dự phòng nhiễm HSV ở người suy giảm miễn dịch

Liều thông thường là 200 mg/lần × 4 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 6 giờ.

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng hoặc hấp thu kém có thể gấp đôi liều lên 400 mg/lần × 4 lần/ngày.

Điều trị nhiễm Herpes zoster và bệnh thủy đậu

Liều thông thường là 800 mg/lần × 5 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 4 giờ, có thể bỏ qua liều ban đêm. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 7 ngày.

Trẻ em

Điều trị nhiễm HSV, dự phòng nhiễm HSV

Từ 2 tuổi trở lên: Liều như người lớn.

Dưới 2 tuổi: dùng ½ liều người lớn.

Điều trị nhiễm bệnh thủy đậu

từ 6 tuổi trở lên: 800 mg/lần × 4 lần/ngày, thời gian điều trị khoảng 5 ngày.

Từ 2-5 tuổi: 400 mg/lần × 4 lần/ngày.

Dưới 2 tuổi: 200 mg/lần × 4 lần/ngày, thời gian điều trị khoảng 5 ngày.

Liều có thể tính dựa trên cân nặng là: 20 mg/kg/lần × 4 lần/ngày (không quá 800 mg/lần).

Người cao tuổi

Sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ. Cần cung cấp nước đầy đủ khi dùng aciclovir liều cao.

Bệnh nhân suy thận

Thận trọng khi sử dụng aciclovir cho người suy thận, chú ý bổ sung nước đầy đủ. Bác sỹ sẽ điều chỉnh liều đối với đối tượng này.

KHI NÀO KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC NÀY

Không dùng aciclovir cho người bệnh mẫn cảm với aciclovir, valaciclovir hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)

Giống như tất cả các loại thuốc khác, DISVIR 400 có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, mặc dù không phải xảy ra với tất cả mọi người.

Ngưng uống thuốc  gặp bác sỹ hoặc đến các  sở y tế ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Phát ban, ngứa hoặc nổi mề đay.

Sưng mặt, môi, lưỡi và các bộ phận khác.

Khó thở.

Bất tỉnh.

Thông báo cho bác s hoặc dược s nếu gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào sau đây:

Tác dụng không mong muốn của aciclovir phân loại theo tần suất xảy ra như sau: Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 1/10; Ít gặp, 1/1000 ≤ ADR < 1/100; Hiếm gặp, 1/10.000 ≤ ADR < 1/1000; Rất hiếm gặp, ADR < 1/10.000; Chưa rõ tần suất.

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Rất hiếm gặp: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Chưa rõ tần suất: Bất thường về huyết học, thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Rối loạn hệ miễn dịch

Hiếm gặp: Sốc phản vệ.

Chưa rõ tần suất: Hạch to.

Rối loạn hệ thần kinh  tâm thần

Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt.

Rất hiếm gặp: Kích động, bối rối, run, mất điều hòa, loạn cận ngôn (nói lắp), ảo giác, các triệu chứng tâm thần, co giật, lẫn, buồn ngủ, bệnh não, hôn mê.

Chưa rõ tần suất: Dị cảm.

Rối loạn mắt

Chưa rõ tần suất: Rối loạn thị giác.

Rối loạn tim mạch

Chưa rõ tần suất: Phù ngoại biên.

Rối loạn  hấplồng ngực  trung thất

Hiếm gặp: Khó thở.

Rối loạn tiêu hóa

Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

Rối loạn gan mật

Hiếm gặp: Tăng bilirubin và enzym gan có hồi phục.

Rất hiếm gặp: Viêm gan, vàng da.

Rối loạn da  các  dưới da

Thường gặp: Phát ban, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng.

Ít gặp: Mề đay, rụng tóc lan tỏa gia tăng (rụng tóc lan tỏa liên quan đến nhiều bệnh và thuốc khác, chưa chắc liên quan đến việc điều trị bằng aciclovir).

Hiếm gặp: Phù mạch.

Chưa rõ tần suất: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Rối loạn   các  liên kết

Chưa rõ tần suất: Đau gân.

Rối loạn thận  tiết niệu

Hiếm gặp: Tăng ure và creatinin máu.

Rất hiếm gặp: Suy thận cấp tính, đau thận (đau thận có thể do liên quan đến suy thận).

Chưa rõ tần suất: Giảm chức năng thận có thể phục hồi nhưng cũng có thể tiến triển thành suy thận cấp tính.

Rối loạn chung

Thường gặp: Mệt mỏi, sốt.

NÊN TRÁNH DÙNG NHỮNG THUỐC HOẶC THỰC PHẨM GÌ KHI ĐANG SỬ DỤNG THUỐC NÀY

Thông báo với bác sỹ hoặc dược sỹ tất cả các thuốc bệnh nhân đã sử dụng gần đây hoặc đang sử dụng, bao gồm cả những thuốc không kê đơn, đặc biệt là các thuốc sau:

Probenecid (thuốc điều trị gout).

Cimetidin (điều trị loét dạ dày).

Mycophenolat mofelit, ciclosprin (thuốc chống thải ghép).

Zidovudin.

Amphotericin B, ketoconazol (thuốc kháng nấm).

Theophyllin.

CẦN LÀM GÌ KHI MỘT LẦN QUÊN KHÔNG DÙNG THUỐC

Nếu quên uống thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo. Không được uống gấp đôi liều để bù liều đã quên.

CẦN BẢO QUẢN THUỐC NÀY NHƯ THẾ NÀO

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG KHI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU

Trường hợp vô tình quá liều lặp đi lặp lại aciclovir đường uống trong vài ngày đã có ảnh hưởng trên đường tiêu hóa (như buồn nôn và nôn) và ảnh hưởng trên thần kinh (đau đầu và nhầm lẫn).

CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU KHUYẾN CÁO

Trong trường hợp quá liều, người bệnh cần đến gặp ngay bác sỹ hoặc các cơ sở y tế gần nhất.

NHỮNG ĐIỀU CẦN THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC NÀY

Cần thông báo ngay với bác sỹ hay dược sỹ nếu người bệnh mắc phải các tình trạng sau:

Người bệnh có vấn đề về thận.

Người bệnh trên 65 tuổi.

Người có bất thường về thần kinh, gan, rối loạn điện giải, thiếu oxy.

Cần chú ý bổ sung đủ nước ở bệnh nhân sử dụng aciclovir liều cao.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Aciclovir có thể gây chóng mặt, nhức đầu. Do vậy, cần thận trọng trong lái xe và vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai, có kế hoạch có thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi dùng.

KHI NÀO CẦN THAM VẤN BÁC SỸ, DƯỢC SỸ

Cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ bất kỳ những tác dụng không mong muốn nào xảy ra trong khi dùng thuốc, kể cả những tác dụng không được liệt kê trong mục TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN.

Người bệnh sử dụng thuốc khác khi đang điều trị với DISVIR 400.

Người bệnh trên 65 tuổi, có vấn đề về gan, thận, thần kinh, rối loạn điện giải, thiếu oxy.

Phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai hoặc có kế hoạch có thai.

Phụ nữ cho con bú.

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.

HẠN DÙNG CỦA THUỐC

36 tháng kể từ ngày sản xuất

SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SAVI 
(SaViPharm J.S.C)

Lô Z.01-02-03a Khu Công nghiệp trong Khu Chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (84.28) 37700142-143-144

Fax: (84.28) 37700145

NGÀY XEM XÉT SỬA ĐỔI, CẬP NHẬT LẠI NỘI DUNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC

B. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC CHO CÁN BỘ Y TẾ

DƯỢC LỰC HỌC

Mã ATC: J05AB01

Loại thuốc: Thuốc chống virus

Dược lý và cơ chế tác dụng

Aciclovir là một chất tổng hợp tương tự nucleosid có nhân purin (acycloguanosin), có tác dụng chống virus Herpes simplex (HSV) typ I và II và virus Varicella zoster (VZV).

Hoạt tính ức chế của aciclovir đối với HSV I, HSV II và VZV có tính chọn lọc cao. Aciclovir không là chất nền của enzym thymidin kinase của tế bào không bị nhiễm virus; vì vậy, độc tính trên tế bào người khá thấp. Để có tác dụng, aciclovir phải được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là aciclovir triphosphat. Đầu tiên, aciclovir được chuyển thành aciclovir monophosphat nhờ enzym của virus là thymidin kinase, sau đó chuyển tiếp thành aciclovir diphosphat nhờ enzym của tế bào là guanylat kinase và cuối cùng thành aciclovir triphosphat bởi một số enzym khác của tế bào (như phosphoglycerat kinase, phosphoenolpyruvat carboxykinase, pyruvat kinase). Aciclovir triphosphat ức chế sự tổng hợp ADN và sự nhân lên của virus bằng cách ức chế enzym ADN polymerase cũng như sự gắn kết vào ADN của virus, mà không ảnh hưởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình thường. Trong tế bào không nhiễm HSV, in vitro, aciclovir chỉ được các enzym tế bào (vật chủ) phosphoryl hóa với lượng tối thiểu. Aciclovir cũng được chuyển đổi thành aciclovir triphosphat bằng một số cơ chế khác vì thuốc có tác dụng đối với một số virus không có thymidin kinase, như virus Epstein-Barr, Cytomegalovirus. Các nghiên cứu in vitro cho thấy aciclovir triphosphat được sản xuất ra ở nồng độ thấp thông qua các enzym phosphoryl hóa chưa được xác định của tế bào bị nhiễm Epstein-Barr và Cytomegalovirus.

Hoạt tính kháng virus Epstein-Barr của aciclovir có thể do ADN polymerase của virus tăng nhạy cảm bị ức chế với nồng độ thấp của aciclovir triphosphat (được tạo ra do enzym tế bào phosphoryl hóa). Hoạt tính kháng Cytomegalovirus ở người có thể do ức chế tổng hợp polypeptid đặc hiệu của virus; ức chế này đòi hỏi nồng độ cao aciclovir hoặc aciclovir triphosphat in vitro. Cơ chế tác dụng chống lại các virus nhạy cảm khác như Epstein-Barr và Cytomegalovirus vẫn chưa được rõ, cần nghiên cứu thêm.

Tác dụng của aciclovir mạnh nhất trên virus Herpes simplex typ 1 (HSV-1) và kém hơn ở virus Herpes simplex typ 2 (HSV-2), VZV, tác dụng yếu nhất trên Epstein-Barr và Cytomegalovirus. Aciclovir không có tác dụng chống lại các virus tiềm ẩn, nhưng có một vài bằng chứng cho thấy thuốc ức chế HSV tiềm ẩn ở giai đoạn đầu tái hoạt động.

Kháng thuốc

In vitro và in vivo, HSV kháng aciclovir tăng lên do xuất hiện thể đột biến thiếu hụt thymidin kinase của virus, là enzym cần thiết để aciclovir chuyển thành dạng có hoạt tính. Cũng có cơ chế kháng thuốc khác là do sự thay đổi đặc tính của thymidin kinase hay giảm nhạy cảm với ADN polymerase của virus. Kháng aciclovir do thiếu hụt thymidin kinase có thể gây kháng chéo với các thuốc kháng virus khác cũng được phosphoryl hóa bởi enzym này, như brivudin, idoxuridin và ganciclovir. Virus kháng thuốc trở thành một vấn đề đối với người bệnh suy giảm miễn dịch. Đặc biệt người bệnh AIDS hay bị nhiễm HSV kháng aciclovir ở da niêm mạc.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu

Aciclovir hấp thu 1 phần ở ruột. Nồng độ ổn định tối đa sau khi uống liều 200 mg mỗi 4 giờ là 0,7 µg/ml và nồng độ tối thiểu tương ứng là 0,4 µg/ml. Ở liều 400 mg và 800 mg mỗi 4 giờ, nồng độ ổn định tối đa tương ứng là 1,2 µg/ml và 1,8 µg/ml, trong khi nồng độ ổn định tối thiểu tương ứng là 0,6 µg/ml và 0,9 µg/ml. Sinh khả dụng đường uống khoảng 10 - 20%. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau khi uống từ 1,5 - 2 giờ.

Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc.

Phân bố

Aciclovir phân bố rộng trong dịch cơ thể và các cơ quan như não, thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc, dịch âm đạo, nước mắt, thủy dịch, tinh dịch và dịch não tủy.

Liên kết với protein thấp (9 - 33%). Aciclovir qua được hàng rào nhau thai và phân bố được vào sữa mẹ với nồng độ gấp 3 lần trong huyết thanh mẹ.

Chuyển hóa

Thuốc cũng được chuyển hóa một phần qua gan thành 9 carboxymethoxymethylguanin, một lượng nhỏ 8-hydroxy-9- hydroxyethoxymethyl)guanin và chỉ có trong nước tiểu.

Thải trừ

Ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thời gian bán thải khoảng 2 - 3 giờ; ở người bệnh suy thận mạn tính trị số này tăng và có thể đạt tới 19,5 giờ.

Ở người đang tiến hành thẩm phân máu, thời gian bán thải giảm xuống còn 5,7 giờ và khoảng 60% liều aciclovir được đào thải trong quá trình thẩm phân. Aciclovir được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Khoảng 2% tổng liều thải trừ qua phân. Aciclovir được đào thải khi thẩm phân máu.

Độ thanh thải ở thận của aciclovir lớn hơn độ thanh thải creatinin một cách đáng kể; cho biết ngoài được lọc qua cầu thận, aciclovir còn được thải trừ qua ống thận. Chất chuyển hóa chính của aciclovir (9-carboxymethoxy-methylguanin) chiếm khoảng 10-15% liều được tìm thấy trong nước tiểu.

Khi uống aciclovir trong vòng 1 giờ sau khi uống 1 g probenecid, thời gian bán thải và AUC tăng lên tương ứng 18% và 40%.

Dược động học ở các đối tượng đặc biệt

Trẻ em

Dược động học của aciclovir ở trẻ em là tương tự như người lớn. Thời gian bán thải trung bình sau khi uống liều 300 - 600 mg/m2, ở trẻ em từ 7 tháng đến 7 tuổi là 2,6 giờ (khoảng 1,59 - 3,74 giờ). Aciclovir đường uống ở trẻ em dưới 2 tuổi chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Người cao tuổi

Ở bệnh nhân cao tuổi, độ thanh thải toàn thân có thể giảm xuống theo độ tuổi ngày càng tăng, có liên quan tới giảm thanh thải creatinin. Giảm liều có thể được yêu cầu ở những bệnh nhân này khi chức năng thận giảm.

Người suy thận

Thời gian bán thải và độ thanh thải tổng thể của aciclovir phụ thuộc vào chức năng thận. Ở người bệnh suy thận mạn, thời gian bán thải trung bình là 19,5 giờ. Thời gian bán thải trung bình khi thẩm phân máu là 5,7 giờ. Nồng độ aciclovir trong huyết thanh giảm khoảng 60% khi thẩm phân máu.

Điều chỉnh liều được khuyến cáo cho các bệnh nhân có chức năng thận giảm.

CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ

Nhiễm HSV ở da và niêm mạc kể cả bộ phận sinh dục (trừ trường hợp nhiễm HSV ở trẻ sơ sinh và nhiễm HSV nặng ở trẻ em suy giảm miễn dịch).

Ngăn chặn nhiễm HSV tái phát ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Dự phòng nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Thủy đậu và nhiễm herpes zoster.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Cách dùng

Dùng đường uống, nuốt viên thuốc với khoảng 50 ml nước. Không nên nhai, ngậm hay nghiền viên thuốc. Điều trị bằng aciclovir phải được bắt đầu càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Viên DISVIR 400 có khắc vạch, có thể bẻ đôi để chia liều.

Liều lượng

Người lớn

Điều trị nhiễm HSV

Liều thông thường là 200 mg/lần × 5 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 4 giờ. thời gian điều trị khoảng 5 ngày hoặc kéo dài hơn nếu bị nhiễm HSV lần đầu nặng.

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng hoặc hấp thu kém có thể gấp đôi liều lên 400 mg/lần × 5 lần/ngày hoặc dùng đường tiêm tĩnh mạch.

Ngăn chặn nhiễm HSV tái phát ở người suy giảm miễn dịch

Liều thông thường là 200 mg/lần × 4 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 6 giờ hoặc liều 400 mg/lần × 2 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 12 giờ.

Liều khởi đầu thấp hơn là 200 mg/lần × 2-3 lần/ngày cũng có hiệu quả kháng virus.

Dự phòng nhiễm HSV ở người suy giảm miễn dịch

Liều thông thường là 200 mg/lần × 4 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 6 giờ.

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng hoặc hấp thu kém có thể gấp đôi liều lên 400 mg/lần × 4 lần/ngày hoặc dùng đường tiêm tĩnh mạch.

Thời gian điều trị dự phòng căn cứ vào thời gian của giai đoạn có nguy cơ.

Điều trị nhiễm Herpes zoster và bệnh thủy đậu

Liều thông thường là 800 mg/lần × 5 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 4 giờ, có thể bỏ qua liều ban đêm. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 7 ngày.

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng (ví dụ: sau khi cấy ghép tủy) hoặc người hấp thu kém có thể sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

Trẻ em

Điều trị nhiễm HSV, dự phòng nhiễm HSV

Từ 2 tuổi trở lên: Liều như người lớn.

Dưới 2 tuổi: dùng ½ liều người lớn.

Điều trị bệnh thủy đậu

từ 6 tuổi trở lên: 800 mg/lần × 4 lần/ngày, thời gian điều trị khoảng 5 ngày.

Từ 2-5 tuổi: 400 mg/lần × 4 lần/ngày.

Dưới 2 tuổi: 200 mg/lần × 4 lần/ngày, thời gian điều trị khoảng 5 ngày.

Liều có thể tính dựa trên cân nặng là: 20 mg/kg/lần × 4 lần/ngày (không quá 800 mg/lần).

Người cao tuổi

Sử dụng cho người cao tuổi có thể có liên quan tới sự khác biệt về những thay đổi do tuổi tác như suy giảm chức năng thận (xem thêm bệnh nhân suy thận). Cần cung cấp nước đầy đủ khi dùng aciclovir liều cao.

Bệnh nhân suy thận

Thận trọng khi sử dụng aciclovir cho người suy thận, chú ý bổ sung nước đầy đủ. Liều và số lần uống phải thay đổi tùy theo mức độ tổn thương thận. Điều chỉnh liều uống ở người suy thận dựa vào độ thanh thải creatinin như sau:

Chỉ định

Độ thanh thải creatinin

Liều điều chỉnh

Điều trị nhiễm HSV

< 10 ml/phút

200 mg/lần × 2 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 12 giờ

Điều trị nhiễm Herpes zoster

< 10 ml/phút

800 mg/lần × 2 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 12 giờ

10-25 ml/phút 800mg/lần x 3 lần/ngày, khoảng cách đưa liều 8 giờ

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định dùng aciclovir cho người bệnh mẫn cảm với aciclovir, valaciclovir hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG

Các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc

Bổ sung nước đầy đủ

Chú ý bổ sung đủ nước ở bệnh nhân sử dụng aciclovir liều cao.

Bệnh nhân suy thận và người cao tuổi

Aciclovir được thải trừ qua thận, do đó liều lượng phải được giảm ở bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân cao tuổi có nhiều khả năng suy giảm chức năng thận nên cần phải xem xét giảm liều. Cả bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân suy thận có khả năng tăng nguy cơ phát triển tác dụng phụ về thần kinh. Do vậy, cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của tác dụng phụ này.

Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, cần lưu ý các đợt điều trị kéo dài hoặc lặp đi lặp lại với aciclovir có thể dẫn đến đề kháng thuốc và không còn đáp ứng với thuốc trong lần điều trị tiếp theo.

Cần thận trọng khi dùng aciclovir cùng với các thuốc gây độc trên thận, do có thể làm tăng nguy cơ gây suy thận.

Cần thận trọng khi dùng aciclovir cho người có bất thường về thần kinh, gan, rối loạn điện giải, thiếu oxy.

Các khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Trường hợp có thai

Theo dữ liệu về sử dụng aciclovir ở phụ nữ có thai, số lượng trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh không tăng so với nhóm phụ nữ có thai không dùng thuốc. Sử dụng aciclovir theo thử nghiệm đã được quốc tế chấp thuận thì không phát hiện quái thai ở chuột và thỏ. Trong thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn ở chuột, bất thường trên bào thai xảy ra với liều cao tiêm dưới da. Tương quan về mặt lâm sàng của thử nghiệm này chưa được làm rõ.

Chỉ nên dùng aciclovir cho người mang thai khi lợi ích điều trị hơn hẳn rủi ro có thể xảy ra với thai nhi.

Trường hợp cho con bú

Sử dụng aciclovir đường uống với liều 200 mg/lần × 5 lần/ngày, nồng độ thuốc được tìm thấy trong sữa mẹ từ 0,6-4,1 lần so với nồng độ trong huyết tương. Nồng độ này có tiềm năng làm thai nhi tiếp xúc với aciclovir với liều lên đến 0,3/mg/kg/ngày. Do vậy, phải thận trọng khi dùng thuốc ở người đang cho con bú.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của aciclovir lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Aciclovir gây ra tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh như chóng mặt, nhức đầu. Do vậy, cần thận trọng trong lái xe và vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.

TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁC LOẠI TƯƠNG TÁC KHÁC

Aciclovir được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi qua lọc cầu thận và bài tiết qua ống thận. Bất kỳ loại thuốc dùng đồng thời cạnh tranh với cơ chế này có thể làm tăng nồng độ aciclovir trong huyết tương. Probenecid và cimetidin làm tăng thời gian bán thải trong huyết tương và diện tích dưới đường cong của aciclovir, làm giảm thải trừ qua nước tiểu và độ thanh thải của aciclovir. Tương tự như vậy, tăng giá trị AUC trong huyết tương của aciclovir và các chất chuyển hóa không hoạt tính của mycophenolat mofetil, một tác nhân ức chế miễn dịch dùng cho bệnh nhân cấy ghép đã được chứng minh khi các loại thuốc được dùng chung. Tuy nhiên, không cần điều chỉnh liều vì aciclovir có chỉ số điều trị rộng.

Dùng đồng thời zidovudin và aciclovir có thể gây trạng thái mệt mỏi.

In vitro, interferon làm tăng tác dụng chống HSV-1 của aciclovir. Tuy nhiên tương tác trên lâm sàng vẫn chưa rõ.

Amphotericin B và ketoconazol làm tăng hiệu lực chống virus của aciclovir.

Nguy cơ suy thận tăng lên khi dùng aciclovir cùng với các thuốc độc với thận.

Sử dụng kết hợp thuốc chống thải ghép với aciclovir ở bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật cấy ghép tạng (ví dụ: ciclosprin) cũng làm tăng giá trị AUC trong huyết tương của aciclovir.

Giá trị AUC toàn phần của theophyllin tăng khoảng 50% khi sử dụng cùng aciclovir. Do vậy, phải theo dõi nồng độ trong huyết tương của theophyllin khi dùng đồng thời.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)

Tác dụng không mong muốn của aciclovir phân loại theo tần suất xảy ra như sau: Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 1/10; Ít gặp, 1/1000 ≤ ADR < 1/100; Hiếm gặp, 1/10.000 ≤ ADR < 1/1000; Rất hiếm gặp, ADR<1/10.000; Chưa rõ tần suất.

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Rất hiếm gặp: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Chưa rõ tần suất: Bất thường về huyết học, thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Rối loạn hệ miễn dịch

Hiếm gặp: Sốc phản vệ.

Chưa rõ tần suất: Hạch to

Rối loạn hệ thần kinh  tâm thần

Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt.

Rất hiếm gặp: Kích động, bối rối, run, mất điều hòa, loạn cận ngôn (nói lắp), ảo giác, các triệu chứng tâm thần, co giật, lẫn, buồn ngủ, bệnh não, hôn mê.

Chưa rõ tần suất: Dị cảm.

Rối loạn mắt

Chưa rõ tần suất: Rối loạn thị giác.

Rối loạn tim mạch

Chưa rõ tần suất: Phù ngoại biên.

Rối loạn  hấplồng ngực  trung thất

Hiếm gặp: Khó thở.

Rối loạn tiêu hóa

Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

Rối loạn gan mật

Hiếm gặp: Tăng bilirubin và enzym gan có hồi phục.

Rất hiếm gặp: Viêm gan, vàng da.

Rối loạn da  các  dưới da

Thường gặp: Phát ban, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng.

Ít gặp: Mề đay, rụng tóc lan tỏa gia tăng (rụng tóc lan tỏa liên quan đến nhiều bệnh và thuốc khác, chưa chắc liên quan đến việc điều trị bằng aciclovir).

Hiếm gặp: Phù mạch.

Chưa rõ tần suất: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Rối loạn   các  liên kết

Chưa rõ tần suất: Đau gân.

Rối loạn thận  tiết niệu

Hiếm gặp: Tăng ure và creatinin máu.

Rất hiếm gặp: Suy thận cấp tính, đau thận (đau thận có thể do liên quan đến suy thận).

Chưa rõ tần suất: Giảm chức năng thận có thể phục hồi nhưng cũng có thể tiến triển thành suy thận cấp tính.

Rối loạn chung

Thường gặp: Mệt mỏi, sốt.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các ADR thường hiếm xảy ra và nhẹ, tự hết. Nếu các triệu chứng nặng (lú lẫn, hôn mê ở người suy thận), ngừng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Triệu chứng

Aciclovir chỉ hấp thu được một phần ở đường tiêu hóa. Một bệnh nhân đã uống phải một liều lên đến 20 g aciclovir trong một lần không thấy có tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp vô tình quá liều lặp đi lặp lại aciclovir đường uống trong vài ngày đã có ảnh hưởng trên đường tiêu hóa (như buồn nôn và nôn) và ảnh hưởng trên thần kinh (đau đầu và nhầm lẫn).

Cách xử trí

Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của ngộ độc.

Chạy thận nhân tạo tăng cường đáng kể việc loại bỏ aciclovir trong máu, do đó biện pháp này được coi là một lựa chọn trong các trường hợp quá liều có triệu chứng.

Trong trường hợp suy thận và bệnh nhân vô niệu, bệnh nhân có thể chạy thận nhân tạo cho đến khi chức năng thận được phục hồi.

Than hoạt tính có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc loại bỏ các thuốc không được hấp thu.

Biện pháp hỗ trợ chung được khuyến khích: Ngừng thuốc, thẩm phân máu người bệnh cho đến khi chức năng thận phục hồi, cho truyền nước và chất điện giải.