Viêm loét dạ dày tá tràng - Thuốc và điều trị

25/06/2024

Nằm trong các hoạt động thường xuyên nhằm ôn luyện và nâng cao kiến thức, năng lực cho nhân viên, chương trình đào tạo với chủ đề “Viêm loét dạ dày, thuốc và điều trị” dành cho đội ngũ kinh doanh của SaVipharm được tổ chức vào chiều thứ Bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024 dưới sự hướng dẫn của Thầy thuốc nhân dân GS.TS.BS. Nguyễn Đức Công và Nhà giáo Nhân dân GS.TS. DS. Lê Quan Nghiệm. 

Tháng 6, tháng kết thúc quý 2 và nửa chu kỳ của năm, toàn thể cán bộ công nhân viên SaViPharm, như đàn ong mật chăm chỉ, tiếp tục cố gắng làm việc để đạt mục tiêu mang những sản phẩm thuốc chất lượng nhất đến tay cán bộ y tế và người dân Việt Nam.
Nằm trong các hoạt động thường xuyên nhằm ôn luyện và nâng cao kiến thức, năng lực cho nhân viên, chương trình trình đào tạo với chủ đề “Viêm loét dạ dày, thuốc và điều trị” dành cho đội ngũ kinh doanh của SaViPharm được tổ chức vào chiều thứ Bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024 dưới sự hướng dẫn của Thầy thuốc nhân dân GS.TS.BS. Nguyễn Đức Công và Nhà giáo Nhân dân GS.TS. DS. Lê Quan Nghiệm. Tại buổi đào tạo, đội ngũ kinh doanh được nghe các thầy chia sẻ về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc và phác đồ điều trị.

                                          Đội ngũ kinh doanh Trung Tâm Cung Ứng Đông Bắc Sài Gòn tham gia đào tạo

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam và thế giới. Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân. Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP gây ra những vết loét bằng cách sản sinh một loại men trong môi trường acid dạ dày và ăn mòn hàng rào chất nhầy bảo vệ dạ dày. Từ đó dẫn đến việc người bị nhiễm vi khuẩn HP có khả năng cao bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các loại bệnh về đường tiêu hóa khác. Theo thông tin trên cổng điện tử của Bộ Y Tế Việt Nam, tại Hội nghị khoa học tiêu hóa gan mật do Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Đại học Nagoya (Nhật Bản) tổ chức ngày 16/9/2017, các chuyên gia cho biết, khoảng 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày-tá tràng và dẫn đến ung thư dạ dày.

Bên cạnh nhiễm HP, sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, còn được gọi là NSAID, cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là loại thuốc giảm đau khá phổ biến thường được sử dụng trong đau viêm khớp, đau bụng kinh…và người bệnh có thể tự mua mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Thuốc NSAID gây loét dạ dày tá tràng bằng cách làm gián đoạn khả năng tự bảo vệ của dạ dày và tá tràng khỏi acid bên trong dạ dày. Ngoài ra, NSAID còn là tác nhân cản trở quá trình lành loét, ảnh hưởng xấu đến các vết loét chảy máu ở dạ dày.
Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng khẳng định rượu bia, thức ăn cay nóng chua và sức khỏe tâm thần có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng nhưng chúng có thể gây kích ứng và làm xấu đi tình trạng của vết loét dạ dày tá tràng. Tương tự với rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác, dù được đặt vào danh sách những thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Song, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, nếu không kiêng hoặc hạn chế rượu bia sẽ khiến các vết loét phát triển mạnh, dẫn đến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, rượu bia tiềm ẩn khả năng làm tăng đáng kể sự tổn thương của dạ dày.

Viêm loét dạ dày, tá tràng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn đau nhói hoặc đau rát thượng vị sau bữa ăn hoặc khi bụng đói hoặc về đêm, cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn mửa, chướng bụng và đầy hơi.
Tuy viêm loét dạ dày không phải là bệnh quá nghiêm trọng nhưng các biến chứng của nó lại có thể gây tử vong. Các biến chứng đó là: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày cần đi khám ngay khi thấy có các triệu chứng như đi tiêu phân đen hoặc có lẫn máu đỏ; khi bị nôn ói ra máu; khi có nuốt nghẹn kéo dài; khi giảm cân đột ngột không rõ lý do; khi sờ thấy khối u ở bụng.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần phải tìm ra và điều trị nguyên nhân gây bệnh (ví dụ điều trị HP nếu có) , thay đổi lối sống (không uống rượu bia, giảm hoặc không dùng thức ăn cay nóng, ăn uống khoa học, sống điều độ và giảm stress) và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thuốc ức chế tiết acid gồm thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng histamin H2, thuốc trung hòa acid, thuốc băng niêm mạc và tăng tiết nhầy.

Đối với điều trị viêm loét dạ dày do HP, hiện có nhiều phác đồ, trong đó kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton PPIs (Omeprazole; Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole) là thuốc cơ bản và luôn được sử dụng. Các PPIs có tác dụng làm tăng pH dạ dày giúp bảo toàn và tăng sinh khả dụng các kháng sinh dùng để diệt khuẩn HP như amoxicillin, clarithromycin, tinidazol, các thuốc nhóm quinolone. Kể từ khi thuốc ức chế bơm proton thế hệ đầu tiên (Omeprazole) được giới thiệu vào năm 1989, nhóm thuốc này đã trở thành lựa chọn đầu tay trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và những rối loạn liên quan đến việc tiết acid dịch vị. PPIs làm giảm đáng kể sự tiết acid dịch vị bằng cách gắn kết không thuận nghịch lên bơm proton H+/K+-ATPase tại các tế bào thành của dạ dày. Sự ức chế chọn lọc bơm proton chỉ có ở tế bào thành cộng với việc thuốc chỉ có hoạt tính ở pH nhất định đã giúp PPIs trở thành loại thuốc có tính đặc hiệu cao.

                                             Sản phẩm thuốc SaVi Lansoprazole 30

Các sản phẩm thuốc PPIs nổi bật của SaViPharm là SaVi Lansoprazole 30; SaVi Esomeprazole 40; SaVi Pantoprazole 40.

Được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm SAVI , doanh nghiệp 2 lần đạt danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt, trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP châu Âu và GMP Nhật Bản, SaVi Lansoprazole 30 (hộp 3 vỉ x 10 viên nang cứng, bao tan trong ruột); SaVi Esomeprazole 40 (Hộp 2 vỉ × 7 viên nén bao phim tan trong ruột) và SaVi Pantoprazole 40 (hộp 2 vỉ x 10 viên nén bao phim tan trong ruột) là những sản phẩm đạt chất lượng cao và hiện đang có mặt và được sử dụng rộng rãi tại hệ thống bệnh viện, nhà thuốc và phòng khám trên cả nước.

 Sản phẩm thuốc SaVi Esomeprazole 40

 

                        Sản phẩm thuốc SaVi Pantoprazole 40

 

Quý nhà thuốc có thể đặt hàng trực tuyến các sản phẩm của SaVi thông qua website. Mọi thông tin về sản phẩm, quý khách hàng là bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế có thể tìm hiểu tại website www.savipharm.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến hệ thống phân phối và các Trung tâm cung ứng của chúng tôi.

TRỤ SỞ CÔNG TY - NHÀ MÁY SẢN XUẤT - TỔNG KHO - TRUNG TÂM PHÂN PHỐI
Lô Z.01-02-03a KCN, KCX Tân Thuận, P. Tân Thuận Đông, Q.7, TP. HCM
Điện thoại (+84) 28 3 7700 144 / 143 /142
Email: svp@savipharm.vn
TTCƯ MIỀN BẮC
Địa chỉ: Số 278 Thuỵ Khuê - P. Thuỵ Khuê - Q. Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3 2062 567
Email: ttcu.mienbac@savipharm.vn
TTCƯ MIỀN TRUNG
Địa chỉ: 269 Nguyễn Hữu Thọ, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: (0236) 3 673 888
Email: ttcu.mientrung@savipharm.vn
TTCƯ ĐÔNG BẮC SÀI GÒN
Địa chỉ: Lô STH 51-49 đường 4, KĐT Lê Hồng Phong 2, P. Phước Hải, TP. Nha Trang
Điện thoại: (0258) 351 0015
Email: ttcu.dongbacsaigon@savipharm.vn
TTCƯ MIỀN TÂY
Địa chỉ: 20 Đường A4 KDC Hưng Phú 1, P. Hưng Phú, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 383 6368
Email: ttcu.mientay@savipharm.vn

Ds Minh Châu - Chuyên đề đào tạo tháng 6/2024.