Rối loạn mỡ máu, bệnh lý cần được quan tâm phòng ngừa và điều trị

11/05/2024

 Rối loạn mỡ máu là một trong số các bệnh lý chuyển hóa thường gặp tại Việt Nam và trên thế giới ngày nay. Rối loạn mỡ máu đã trở thành gánh nặng về kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng sống đối với người bệnh, gia đình, quốc gia và thế giới. Bệnh thường tiến triển âm thầm cho đến khi xuất hiện các biến chứng nặng mới được phát hiện, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phát hiện qua khám tầm soát hoặc khám định kỳ. Hiểu về bệnh để phòng ngừa chủ động và điều trị đúng cách là phương pháp tốt nhất để duy trì sức khỏe và chất lượng sống cũng như giảm bớt gánh nặng kinh tế do chi phí điều trị.

Dưới đây là ý kiến từ Nhà giáo nhân dân GS. TS. DS Lê Quan Nghiệm – chủ tịch HĐ KHCN và Thầy thuốc nhân dân GS. TS. BS. Nguyễn Đức Công – Phó chủ tịch HĐ KHCN SaVipharm để làm rõ nội dung này:

PV: Kính thưa Thầy thuốc nhân dân GS. TS. BS. Nguyễn Đức Công và Nhà giáo nhân dân GS. TS. DS Lê Quan Nghiệm, vì sao rối loạn mỡ máu lại dễ trở thành gánh nặng kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh?

Thầy thuốc nhân dân GS. TS. BS. Nguyễn Đức Công: Rối loạn lipid máu, hay trong dân gian còn gọi là mỡ máu cao, là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai. 

Rối loạn mỡ máu là một trong các yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ra bệnh lý tim mạch. Trong đó, bệnh xơ vữa động mạch là hậu quả của rối loạn lipid máu lâu ngày, bệnh diễn biến thầm lặng hàng chục năm, cho đến khi xuất hiện các triệu chứng trầm trọng như: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi … Nguyên nhân của bệnh là do các mảng vữa xơ phát triển làm hẹp lòng động mạch, từ đó làm giảm cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cho các tổ chức tại nơi động mạch đó đi qua, nghiêm trọng nhất là khi tắc nghẽn mạch máu tại não và tim gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Theo thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu của  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2019, rối loạn lipid máu gây ra gần 4,4 triệu ca tử vong tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Phòng Chống Tai Biến Mạch Máu Não Việt Nam vào năm 2018, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn lipid máu.

PV: Kính thưa các giáo sư, vậy thì do đâu mà gây ra rối loạn lipid máu?

Thầy thuốc nhân dân GS. TS. BS. Nguyễn Đức Công: Rối loạn lipid máu có thể do tiên phát hoặc thứ phát. Tiên phát thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, gồm tăng triglycerid tiên phát và rối loạn lipid máu hỗn hợp, do đột biến gene là chủ yếu. Thứ phát đến từ lối sống ít vận động, uống nhiều bia rượu, ăn nhiều chất béo mà thiếu chất xơ; cũng có thể đến từ các bệnh lý chuyển hóa, nội tiết như đái tháo đường, suy giáp, bệnh thận mạn tính hoặc do các thuốc.

PV: Thưa giáo sư, vậy thì chúng ta có thể phòng ngừa rối loạn lipid máu bằng cách loại chất béo ra khỏi chế độ ăn được hay không?

Nhà giáo nhân dân GS. TS. DS Lê Quan Nghiệm: Lipid giúp duy trì tính nguyên vẹn của tế bào, là tiền thân của một số hormone và acid mật, là chất truyền tín hiệu ngoại bào và nội bào, là nguồn cung cấp năng lượng chính và nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể dưới dạng triglyceride tại mô mỡ. Có 3 nhóm lipid chính trong cơ thể là: phospholipid, cholesterol và triglyceride. Trong đó LDL-C là yếu tố thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, ngược lại HDL-C giúp bảo vệ thành mạch.

Các bạn có thể thấy, Lipid là thành phần không thể thiếu của hoạt động sống, nhưng có quá nhiều hoặc mất cân bằng các loại lipid máu sẽ gây ra một tình trạng được gọi là rối loạn lipid máu có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý. Cơ thể chúng ta không thể thiếu chất béo để hoạt động hiệu quả, nguồn lipid thường từ thực phẩm và cả cholesterol do nội sinh của cơ thể. Đã có trường hợp, bệnh nhân khi bị mỡ máu cao, không dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu,  kiêng gần như hoàn toàn chất béo, tránh những thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ, mỡ heo…. nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm là rối loạn lipid máu. Vì thế, vấn đề cốt yếu là ăn loại chất béo nào, cải thiện lối sống ra sao chứ không phải là kiêng hoàn toàn chất béo.

PV: Thưa các giáo sư, các giáo sư có thể đưa ra lời khuyên làm sao để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh rối loạn lipid máu không ạ?

Thầy thuốc nhân dân GS. TS. BS. Nguyễn Đức Công: Thay đổi lối sống là điều quan trọng nhất và cũng là chỉ định đầu tiên để điều trị rối loạn lipid máu. Thay đổi lối sống bao gồm:

  • Thứ nhất, tăng vận động nếu đang có lối sống tĩnh tại và nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày trong 4-5 ngày mỗi tuần. Cách vận động và tập luyện thì nên tùy theo sức khỏe và điều kiện sống của bản thân.
  • Thứ hai: chú ý chế độ ăn nên ít ngọt, ít chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ và da động vật. Tránh hoặc ăn ít các thực phẩm nhiều cholesterol như thịt đỏ, bơ, tôm,… ăn thịt gà nên bỏ da. Cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể khỏe mạnh. Hạn chế rượu, bia.
  • Thứ ba: giảm cân nếu bị béo phì. Bạn có thể dùng chỉ số BMI để biết mình có thừa cân hay béo phì không. Tính BMI bằng cách lấy cân nặng tính bằng kg chia chiều cao tính bằng mét rồi chia chiều cao thêm một lần nữa. BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m)/ Chiều cao (m). Hoặc chúng ta nên giữ kích thước vòng bụng trong giới hạn, duy trì vòng eo nhỏ hơn 100cm đối với nam và dưới 90cm đối với nữ.

Nếu việc thay đổi lối sống chưa giúp đạt hiệu quả kiểm soát lipid máu như mong muốn thì cần kết hợp sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Việc điều trị cũng cần cá nhân hóa cho từng đối tượng bệnh cụ thể.

PV: Thưa các giáo sư, hiện nay có những nhóm thuốc điều trị nào thường được sử dụng để điều trị rối loạn mỡ máu?

Nhà giáo nhân dân GS. TS. DS Lê Quan Nghiệm: Có nhiều nhóm thuốc khác nhau như là:

  • Nhóm Statin (các statin ức chế men khử HMG-CoA), là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị bệnh mỡ máu: Rosuvastain, Atorvastatin, Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin... chế phẩm là SaVi Rosuvastatin 5, SaVi Rosuvastatin 10, Simvastatin SaVi 20, Insuact 10/20 (Atorvastatin 10mg/20mg)
  • Nhóm thuốc Fibrat: Fenofibrat. Ciprofibrat. Berafibrat... có tác dụng giảm triglyceride, LDL-c, và tăng HDL-c. Chế phẩm trên thị trường là SaVi Bezafibrate 200, SaVi Gemfibrozil 600,… .
  • Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol như Ezetimibe. Chế phẩm của SaVi có Vasetib.

Tham khảo một số thuốc điều trị rối loạn lipid máu do SaVipharm sản xuất

PV:  Chào DS. Lê Thanh Bình, Anh có thể vui lòng cho biết ưu điểm của một số thuốc điều trị rối loạn lipid máu của SaVi được không?

Phó TGĐ SaViPharm, Ds. Lê Thanh Bình: Chào bạn, SaViPharm là một trong các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. SaViPharm được dẫn dắt bởi Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Dược sĩ Chuyên khoa II Trần Tựu. SaViPharm chú trọng vào khoa học công nghệ, sản xuất và kinh doanh nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng nhất để phục vụ công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Việt Nam. Đối với điều trị rối loạn lipid máu, công ty có nhiều sản phẩm như: SaVi Rosuvastatin 5, SaVi Rosuvastatin 10, Simvastatin SaVi 20, Insuact 10/20, SaVi Bezafibrate 200, SaVi Gemfibrozil 600, SaVi Fibrat 200M, Bredomax 300; các chế phẩm phối hợp nhiều hoạt chất như là Stazemid 10/10 (Simvastatin 10mg+Ezetimib 10mg); Stazemid 20/10 (Simvastatin 20mg+Ezetimib 10mg), Atovze 40/10 (Atorvastatin 40mg+Ezetimib 10mg), Atovze 80/10 (Atorvastatin 80mg+Ezetimib 10mg). Các sản phẩm này đều được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP Châu Âu và GMP Nhật Bản nên đảm bảo đạt chất lượng cao. Bên cạnh đó, giá cả cũng là một trong những ưu thế của SaViPharm khi thuốc được sản xuất tại Việt Nam.

Sản phẩm Insuact 10 do SaVi sản xuất

PV:  Chào DS. Minh Châu, chị có muốn chia sẻ gì thêm về vấn đề này không ạ?

DS. Minh Châu, Phòng Kinh Doanh: Bệnh rối loạn lipid máu và một số bệnh khác như tăng huyết áp, hội chứng mạch vành mạn, đái tháo đường là những bệnh lý có thể gọi là bệnh thời đại ngày nay và cần điều trị suốt đời. Kinh tế Việt Nam ta đang phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao nhưng việc điều trị lâu dài rất tốn kém. Việc cung cấp những loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả và có tính kinh tế như các sản phẩm của công ty SaViPharm theo Châu là rất hữu ích và thiết thực vì nó đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho người dân Việt Nam cũng như hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe của quốc gia. Người thân của Châu khi đi khám bảo hiểm y tế tại bệnh viện cũng được kê toa các sản phẩm của SaViPharm, việc kiểm soát bệnh rất tốt nên người thân của Châu cảm thấy vui và hài lòng. Đấy là điều làm mình cảm thấy yên tâm và góp thêm sự tự tin cho mình khi giới thiệu sản phẩm của SaViPharm đến bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế.

PV: Cảm ơn các giáo sư và anh chị!